Răng móm gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự tự tin, chức năng ăn nhai, phát âm và các bệnh lý nghiêm trọng về răng nếu khác nếu không điều trị sớm. Vậy, răng móm phải làm sao? niềng răng móm trong bao lâu? Cần lưu ý gì để thoát khỏi hàm răng móm kém xinh.
Răng bị móm do đâu?
Răng móm là một hiện tượng sai lệch khớp cắn (khớp cắn ngược). Nó ảnh hưởng khá nhiều đến bản thân người sở hữu. Biểu hiện của móm rất dễ nhận biết đó là:
- Xương hàm dưới đưa ra phía trước
- Khi ngậm miệng, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên
- Cằm lệch và nhô ra trước
Trong đó, các nguyên nhân gây nên tình trạng móm ở răng có thể do móm di truyền, răng móm hoặc hàm móm bẩm sinh...
Bên cạnh đó không ít trường hợp móm do thói quen xấu thường ngày hoặc từ khi còn bé (lúc những chiếc răng sữa hoặc răng vĩnh viễn bắt đầu mọc những cái đầu tiên) như:
- Thói quen mút tay, cắn móng tay
- Thói quen bú bình, cắn môi
- Tật đẩy lưỡi…
Lưu ý để niềng răng hết móm
Trường hợp móm do răng, nói cách khác răng hàm dưới có xu hướng mọc chìa ra ngoài hoặc răng hàm trên mọc cụp vào trong hoặc do sự kết hợp của cả 2 yếu tố. Trường hợp này, niềng răng móm hoàn toàn có thể khắc phục được.
Tuy thế, niềng răng móm sẽ không cho hiệu quả nếu móm do vấn đề về xương hàm. Khi xương hàm dưới phát triển quá mức thì bệnh nhân cần thực hiện phương pháp phẫu thuật hàm móm. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành cắt đi một đoạn xương hàm dưới theo tỉ lệ cân xứng với hàm trên, sau đó sẽ đẩy lùi về phía sau nẹp cố định.
Với những trường hợp phức tạp hơn - móm do cả răng và xương hàm - thì điều trị kết hợp cả hai phương pháp là điều cần thiết.
Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng răng, nguyên nhân móm do hàm hay do răng và nhiều yếu tố khác thì các chuyên gia mới có thể xác định được niềng răng có hết móm không.
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Nhận xét
Đăng nhận xét