Nên ăn gì khi niềng răng thì tốt?

Chế độ ăn uống và cách chọn lựa các thực phẩm ăn khi niềng răng có ý nghĩa quan trọng trong việc đạt được hiệu quả nhanh hay chậm, mức độ như thế nào. Vậy niềng răng có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nên ăn gì khi niềng răng thì tốt?

Trong khi niềng răng, bạn cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề niềng răng nên ăn gì. Cụ thể cần biết đâu là các món ăn nên ăn, cách chế biến ra sao, tổ chức các bữa ăn như thế nào, cần tránh các món ăn nào?

Khi đang niềng, bạn nên ưu tiên các món ăn đảm bảo đủ các tiêu chí: hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, không có tính bào mòn hoặc làm đen răng hoặc để lại nhiều cặn bẩn trên răng.


Bởi vì khi niềng, bạn sẽ cảm thấy hơi vướng víu, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nên sức ăn nhai sẽ kém đi. Vì vậy thay vì cố ăn nhiều, bạn chỉ cần ăn với lượng ít hơn nhưng vẫn đủ dinh dưỡng do các món ăn đã rất giàu dưỡng chất.

Những món ăn như rau lá xanh đậm, thịt, cá, trứng, sữa đều tốt cho bạn thời kỳ này. Món ăn chế biến nên có độ mềm cao để răng không phải hoạt động nhiều, nhai nghiến nhiều. Chú ý đặc biệt cho thời gian đầu nên chế biến dạng lỏng như cháo, súp, canh,… để dễ nuốt và răng không phải nhai. Về sau nấu thực phẩm nhai thì nên cắt nhỏ thành miếng để không phải nhằn, cắn và nghiến hai hàm răng nhiều.

Những trường hợp cần nhổ răng khi niềng

Theo các chuyên gia, việc nhổ răng trước khi niềng răng nhằm mục đích tạo ra khoảng trống cần thiết để các răng còn lại dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Nhổ răng là phương pháp mà bác sĩ chỉ định để niềng răng được áp dụng khi niềng răng ở tuổi trưởng thành bởi khi này xương hàm đã cứng chắc khó mà tạo khoảng trống để di chuyển các răng mọc lệch lạc.

Nếu hàm răng của bạn thuộc dạng khiếm khuyết chen chúc, khấp khểnh, hô vẩu thì việc nhổ răng gần như không thể tránh khỏi. Chỉ khi hàm răng của bạn bị thưa hoặc tổng kích cỡ chiều ngang của toàn hàm răng nhỏ hơn nhiều so với độ rộng của cung hàm thì khả năng mới không phải trải qua nhổ răng.


Nhổ răng khôn khi niềng răng ở người trưởng thành. Điều này giúp bảo vệ các răng khác và giúp việc chỉnh nha đạt hiệu quả. Răng khôn do mọc cuối cùng (17 - 25 tuổi) nên gần như không còn khoảng trống trên cung hàm. 

Khi mọc, răng khôn có xu hướng xé nướu trồi lên, nếu không có khoảng trống nó sẽ “chen lấn” với các răng kế cận làm lệch lạc hoặc dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng do không có kẽ hở để vệ sinh răng miệng sạch. Trường hợp đau nhức hơn, răng khôn có thể mọc ngầm, đâm ngang, chỉ khi chụp X - Quang bác sĩ mới phát hiện và đưa ra chỉ định phải nhổ răng. Do đó, phần lớn những ca niềng răng ở người lớn sẽ phải nhổ răng khôn là vậy.

Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346

Nhận xét