Theo các chuyên gia nha khoa, hiểu rõ bọc răng
sứ có bị hôi miệng không giúp khách hàng an tâm hơn rất nhiều khi thực hiện dịch vụ. Hơn nữa, để giữ cho răng sứ luôn bền đẹp và khỏe mạnh, bạn cần chú ý xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
Ai cần bọc răng sứ?
Về mặt chức năng, những răng đã điều trị tủy hay rạn nứt thân răng cần chụp răng để tránh nguy cơ gãy vỡ thân răng, đặc biệt với những răng phía trước (răng hàm nhỏ, răng nanh, răng cửa) thì chỉ định chụp sứ là phù hợp.
Về mặt thẩm mỹ, với những bệnh nhân có khấp khểnh nhẹ răng phía trước nhưng bệnh nhân không muốn chỉnh nha hay những bệnh nhân nhiễm màu răng nội sinh mức độ nặng, các phương pháp tẩy trắng không hiệu quả thì có thể làm chụp sứ hoặc mặt dán sứ để có bộ răng thẩm mỹ hơn.
Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ
Ngoài chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ, việc chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách cũng góp phần giúp cho hàm răng của bạn thêm phần cứng chắc và xinh đẹp. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần thực hiện:
Răng sứ cũng cần được chăm sóc như răng tự nhiên. Vì thế, bạn cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên, khoảng 2 – 3 lần/ngày. Sau khi chải răng, bạn hãy súc miệng lại với nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
Bạn hãy dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch cặn bã thức ăn mắc kẹt trên kẽ răng, bề mặt răng. Tuyệt đối không sử dụng tăm tre để xỉa răng, bởi vì chúng sẽ khiến cho răng và nướu bị tổn thương.
Hãy đánh răng bằng bàn chải lông mềm, chải răng theo chiều dọc với lực vừa phải. Không đánh răng theo chiều ngang hoặc đánh răng quá mạnh tay.
Nếu bạn có thói quen nghiến răng hoặc cắn chặt răng khi ngủ, tốt nhất, hãy từ bỏ ngay bây giờ. Bởi vì, thói quen này sẽ khiến lớp sứ bị mài mòn, dễ bị sứt mẻ – gãy vỡ khi có lực tác động.
Khám răng định kì 6 tháng/lần, điều này sẽ giúp bạn và bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng của mô nướu – răng – xương hàm. Nếu có những bất thường, bác sĩ sẽ có hướng xử lý kịp thời.
Nhận xét
Đăng nhận xét