Những triệu chứng dễ gặp khi răng khôn mọc

Em bị đau răng khôn và có ý định nhổ bỏ để khắc phục nhưng lo lắng nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Em muốn nhờ bác sĩ tư vấn răng khôn là gì và nhổ răng khôn đau bao lâu ạ.

Những triệu chứng dễ gặp khi răng khôn mọc

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối của khung hàm nên thường xuyên xảy ra trường hợp răng không đủ chỗ mọc, dễ mọc lệnh, mọc ngầm đâm vào chân răng bên cạnh, mọc đâm chĩa ra má… đồng thời kéo theo nhiều biến chứng đau đớn và nguy hiểm.


Sâu răng, viêm lợi: do răng số 8 mọc khuất, lệch … khiến thức ăn mắc vào các kẽ răng khiến vùng răng, lợi dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Tổn thương răng bên cạnh: do khung hàm không đủ diện tích, khiến răng số 8 mọc ngầm bên trong và đâm hỏng chân răng số 7, gây đau đớn dữ dội.

Tổn thương má trong: trong trường hợp răng số 8 có hướng mọc chĩa ra má sẽ xảy ra cọ sát gây tổn thương và nhiễm trùng mặt má trong khoang miệng.

Sưng lợi trùm: do răng khôn bị kẹt lại một phần phía trong lợi, tạo áp lực khiến lợi sưng đau dữ dội.

Mọc răng khôn khi mang thai phải làm gì?

Nếu mọc răng khôn khi mang thai thì việc chụp phim, gây tê, sử dụng thuốc giảm đau  và thực hiện nhổ răng là điều không nên vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, đặc biệt là những tháng đầu và cuối thai kỳ. Do đó, bất cứ tác động mạnh nào răng miệng cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Lúc này, bác sĩ thường khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp giảm đau, chống viêm sưng khi mọc răng khôn tại nhà như:

– Súc miệng bằng nước muối ấm:  Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau rất tốt, khi răng bị đau nhức bạn nên áp dụng phương pháp này sẽ giảm thiểu cơn đau hiệu quả.


– Chườm đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng gây tê tạm thời và giảm sưng rất tốt, bạn nên lấy 1 ít đá bỏ vào khăn để chườm vào mặt, nơi bị sưng.

– Đắp dưa chuột: Bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột để vào mặt răng, quanh nướu khoảng 30 phút, sẽ giúp các cơn đau giảm và thưa dần.

Trong trường hợp cấp thiết cần phải thực hiện nhổ răng khôn khi đang mang thai thì thời điểm thích hợp nhất là từ tháng thứ 4. Tuy nhiên, việc nhổ răng sẽ cần phải được cả bác sĩ sản khoa và nha khoa thăm khám cụ thể mới đưa ra chỉ định an toàn nhất cho cả người mẹ và thai nhi.

Nhận xét